Chuột Hamster – vật nuôi tí hon đáng yêu

Chuot hamster 2 - Chuột Hamster – vật nuôi tí hon đáng yêu

Hiện nay, tuy không còn là trào lưu nhưng chuột hamster vẫn được nhiều người chọn nuôi, bởi chúng xinh xắn, thông minh và không quá khó nuôi như nhiều loại thú cưng khác.

Chuot hamster 1 - Chuột Hamster – vật nuôi tí hon đáng yêu

Cũng có một thời gian nuôi chuột hamster được dấy lên khá rầm rộ, song những người chỉ nuôi theo phong trào thì thường bỏ cuộc giữa chừng vì chán nản do không chăm sóc hay thuần hóa hamster được như ý mình. Việc nuôi chuột hamster cũng có những nguyên tắc nhất định và đòi hỏi ở người nuôi sự kiên nhẫn cũng như khoản thời gian đầu tư nhất định.

1. Tổng quan về chuột hamster

Chuột hamster có tên khoa học là Cricetus auratus được cho là có xuất xứ từ Siberia và Syria. Chuột hamster từ sau khi được phát hiện đã được di chuyển đến nhiều nơi trên thế giới. Do sinh sản nhanh và không mang mầm bệnh, chuột hamster được dùng làm vật thí nghiệm và nghiên cứu khoa học, nhất là nghiên cứu về tim mạch vì hệ thống tim mạch của nó khá giống với hệ tim mạch của người.

Chuot hamster 7 - Chuột Hamster – vật nuôi tí hon đáng yêu

Chuột hamster còn được gọi là chuột hang hay chuột đất vàng và có khoảng trên 20 loài, nhưng để làm vật nuôi thì chỉ có một số loài. Các loài chuột hamster làm vật nuôi hiện nay phổ biến có phodopus sungorus, phodopus campbelli, phodopus roborovskii và hamster bear.

Loài phodopus sungorus có mắt đen, màu lông đa dạng có màu sóc, xám tro hoặc trắng sọc đen. Loài này dạn tính nhưng hiền.

Chuot hamster 6 - Chuột Hamster – vật nuôi tí hon đáng yêu

Loài phodopus campbelli có mắt đỏ hoặc mắt đen, màu lông bạch tạng hay màu trà sữa, màu xanh xám, lông đốm đen. Hamster thuộc loài phodopus campbelli hơi dữ tính.

Loài phodopus roborovskii cũng có mắt đen nhưng kích thước nó nhỏ dễ phân biệt với các loài trên. Lông của chúng thường là màu nâu, trắng hoặc bạch kim.

Còn loài hamster bear thì có nhiều màu lông khác nhau rất phong phú, được phân biệt với các loài hamster khách bởi kích thước khá lớn của chúng.

2. Đặc điểm của chuột hamster

Chuột hamster sinh sống ở các vùng hoang mạc, bán hoang mạc và các vùng khí hậu ôn đới. Kích thước của chúng nhỏ, lông mềm và dài có nhiều màu khác nhau, đuôi của chúng ngắn. Chuột hamster chủ yếu hoạt động vào ban đêm và ngủ ngày khoảng 12 tiếng hoặc hơn.

Chuot hamster 5 - Chuột Hamster – vật nuôi tí hon đáng yêu

Chuột hamster khá hiền, không phá phách và rất thông minh. Thức ăn chủ yếu của chuột hamster là hạt như hạt hướng dương, ngũ cốc. Chuột cũng ăn rau, trái cây nhưng dễ bị tiêu chảy khi ăn trái chua hoặc dễ sâu răng khi ăn quả ngọt có nhiều đường.

3. Kỹ thuật nuôi chuột hamster

Chuột hamster cũng khá dễ nuôi, nhưng về kỹ thuật nuôi bạn cũng cần lưu ý để đảm bảo tuổi thọ của nó.

Về nơi ở, bạn có thể chuẩn bị lồng cho chuột với các loại lồng khác nhau như lồng sắt, lồng hộp hoặc lồng nối. Mỗi loại lồng đều có ưu và khuyết điểm riêng nên tùy vào sở thích của bạn có thể chọn lựa lồng tùy thích. Điểm cơ bản là bạn cần đặt lồng nơi thoáng mát, tránh xa những khu vực có hóa chất vì hamster rất dễ ngộ độc hay những nơi có nhiều ngõ ngách, lỗ, kẽ dễ làm chuột rơi vào đó bởi chuột hamster có thị giác hơi kém.

Chuot hamster 4 - Chuột Hamster – vật nuôi tí hon đáng yêu

Để bảo đảm tránh trầy xước cho chuột hamster cũng như bảo đảm sạch sẽ và nhiệt độ cân bằng trong lồng, bạn cần lưu ý đến nền lồng cho chuột. Thường xuyên vệ sinh lồng sạch để chuột hamster không bị bệnh.

Trong lồng, bạn cũng cần để một số đồ chơi cho chuột hamster như bánh chạy, bóng chạy, gỗ gặm, hộp rông, que kem,…đễ hamster chơi đùa vì chúng cũng rất năng động và thông minh không thích ở yên không hoạt động gì.

Về thức ăn cho chuột hamster cũng không có yêu cầu nào khắt khe. Chuột hamster thích ăn hột nên bạn có thể cho nó ăn các loại ngũ cốc và các loại hạt. Chuột hamster cũng không kén  ăn nên bạn có thể cho ăn nhiều loại thức ăn khác, chỉ cần lưu ý nếu bạn cho chuột hamster ăn rau xanh, trái cây thì cần điều độ hợp lý để tránh tiêu chảy hay sâu răng.

Chuot hamster 3 - Chuột Hamster – vật nuôi tí hon đáng yêu

Một trong những lưu ý mà bạn cần phải tuân thủ khi nuôi chuột hamster là chơi cùng chúng hay cưng nựng phải có kỹ thuật. Ví dụ khi bắt hamster ra khỏi lồng thì bạn cần để bàn tay ngang tầm cửa lồng để chuột hamster trèo lên tay bạn. Khi thả vào lồng cũng cần phải nhẹ nhàng để tránh việc bị hamster cắn vì tự vệ hay các thao tác của bạn khiến nó bị đau. Việc túm tai, xách chân, đuôi, bắt ngang bụng đều phải tránh vì có thể làm cho chúng bị thương, thắt ruột. Đặc biệt là khi chuột hamster ngủ thì bạn để yên cho chúng ngủ, không đụng chạm dễ khiến chúng phản ứng tự vệ và cắn bạn. Nếu như khi tiếp xúc, chơi với hamster mạ nhận thấy tai chúng quăn lại và cụp ra sau, thì bạn phải ngưng ngay vì đây là biểu hiện khó chịu dễ dẫn đến giận dữ của hamster, nếu bạn cứ tiếp tục thì có thể hamster sẽ cắn bạn.

Vì đặc tính là nhanh nhạy và thông minh, nên khi nuôi chuột hamster bạn có thể huấn luyện chúng nghe nhận ra giọng nói, huýt sáo của bạn. Tuy nhiên việc tập luyện này đòi hỏi thời gian và cần đến sự kiên nhẫn của bạn.

Các loại thú cưng khác

Leave a Comment