Thỏ nhà – những con thú cưng có bộ lông như bông và mắt tròn to như búp bê

Tho nha 6 - Thỏ nhà – những con thú cưng có bộ lông như bông và mắt tròn to như búp bê

Khi nói đến thú cưng, đa phần đều nghĩ ngay đến chó hoặc mèo, cùng lắm là vẹt, còn thỏ nhà – có lẽ là một loại thú cưng được xếp ở phía sau. Tuy nhiên, với những người yêu thích các chú thỏ từ hoạt hình, không dưới một lần mong ước được sở hữu một chú thỏ đáng yêu ngoài đời thực, với bộ lông trắng êm mượt mà như thỏ nhồi bông và đôi mắt to tròn đen láy.

Cũng giống như các loại thú cưng khác được chọn làm người bạn thân thiết trong nhà, để chăm nuôi và cưng nựng một chú thỏ, bạn phải có kiến thức về thỏ, phân biệt được các loại thỏ, chọn được loại thỏ mình thật sự thích và biết chăm sóc thật cẩn thận.

Tho nha 6 - Thỏ nhà – những con thú cưng có bộ lông như bông và mắt tròn to như búp bê

Phân biệt thỏ rừng và thỏ nhà

Bàn về việc nuôi thỏ, tại sao phải phân biệt thỏ rừng và thỏ nhà? Hay tại sao nuôi thỏ như vật cưng thì phải chọn thỏ nhà mới được? Gọi là thỏ nhà và chọn thỏ nhà chứ không phải thỏ rừng, đơn giản lắm bạn vì thỏ rừng có thân to khỏe hơn, nhút nhát, thoắt ẩn thoắt hiện, đơn độc một mình và chẳng bao giờ đi theo bầy đàn. Trái lại thỏ nhà thường nhỏ nhắn, được thuần hóa nên mạnh dạn hơn, có thể tiếp xúc được, chúng cũng rất thông minh và tinh ranh, chỉ có điều hơi yếu ớt, bạn cần phải chăm sóc cẩn thận, nếu không nó dễ bệnh tật, tổn thương và sống không lâu bên bạn được.

Tho nha 7 - Thỏ nhà – những con thú cưng có bộ lông như bông và mắt tròn to như búp bê

Nuôi thỏ nhà có khó không?

Ở Việt Nam, thường trước đến nay, có lẽ bạn nghe đến việc nuôi thỏ làm thịt phổ biến hơn là thỏ nuôi làm vật cưng. Cũng đã có một thời gian rộ lên phong trào nuôi thỏ cảnh, song phong trào này cũng sớm tắt vì thực sự nuôi thỏ cảnh không dễ.

Tho nha 2 - Thỏ nhà – những con thú cưng có bộ lông như bông và mắt tròn to như búp bê

Nuôi thỏ cảnh khó trước hết là bởi vì người nuôi thường chưa hiểu kỹ về nó, hơn nữa các giống thỏ cảnh ở Việt Nam đều là ngoại nhập nên người chơi thỏ cảnh, nếu không cất công tìm hiểu kỹ biết rõ về nó, thì lại càng khó bảo đảm nuôi được một chú thỏ khỏe mạnh để cưng nựng.

Ngay cả cưng nựng thỏ, bạn cũng phải tuân thủ đúng kỹ thuật, nếu không việc cưng nựng có thể là nguyên nhân gây tổn thương cho nó, thậm chí là chết.

Nuôi thỏ nhà như thế nào?

Chọn giống thỏ cảnh: Trên thế giới hiện nay có khoảng gần 100 giống thỏ, trong số đó phần lớn là thỏ nuôi để lấy thịt và các giống thỏ nuôi để làm thỏ cảnh không nhiều. Thỏ cảnh thường được phân biệt hay chú ý ở bộ lông và màu lông của nó. Thực tế hiện nay, trên thị trường thỏ cảnh của Việt Nam, giống thỏ không có nhiều để bạn chọn lựa. Thế nên, khi mua thỏ về nuôi, chỉ cần bạn hỏi rõ người bán về cách chăm sóc nó mà thôi.

Nuôi và chăm sóc thỏ cảnh: Để chăm sóc thỏ nhà, bạn nên biết điều cơ bản nhất là thỏ nhà thích hợp với môi trường sống có nhiệt độ trung bình từ 10-25 độ C. Thỏ có thể trạng yếu, không thể chịu lạnh được lâu dưới 10 độ C và tất nhiên cũng không thể chịu nóng trên 32 độ C. Nếu như bạn nuôi thỏ trong nhà, nhiệt độ phù hợp, thì nên dùng lồng sắt cho thỏ. Trường hợp bạn nuôi thỏ ngoài vườn thì cần làm hang cho chúng, hang cần phải đảm bảo mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông cho thỏ.

Tho nha 5 - Thỏ nhà – những con thú cưng có bộ lông như bông và mắt tròn to như búp bê

Một điểm lưu ý rất cần thiết cho những người nuôi thỏ nhà là không nhốt chung các con thỏ cùng giống trong một lồng, vì thỏ có bản tính hiếu chiến rất dễ gây gổ nhau. Thường nếu nhốt trong một lồng, người ta chỉ để một con, hoặc một cặp gồm một thỏ đực và một thỏ cái mà thôi.

Sức đề kháng của thỏ cũng rất yếu, nên dễ bệnh tật vì vậy trong quá trình nuôi luôn phải được đảm bảo sạch sẽ nhất là thức ăn nước uống. Về thức ăn, ngoài thức ăn viên dành riêng cho thỏ, bạn cũng có thể cho thỏ ăn nhiều loại rau cỏ khác nhau gồm cả tươi hay khô như bồ công anh, cải xoăn, mùi tây, bắp cải, húng quế,… Tuy nhiên, cần phải tập dần cho thỏ quen với 1 loại thức ăn trước, rồi mới tăng thêm loại để tiêu hóa của thỏ thích nghi dễ dàng. Thỏ cũng thích ăn cà rốt và trái cây nhưng lưu ý cho thỏ ăn ít vì hàm lượng đường nhiều không tốt cho thỏ.

Tho nha 4 - Thỏ nhà – những con thú cưng có bộ lông như bông và mắt tròn to như búp bê

Đặc biệt khi nuôi và chăm sóc thỏ, bạn nên lưu ý đến bộ răng thỏ, giữ cho bộ răng của chúng ở mức độ vừa phải để chúng dễ dàng ăn uống. Thường nếu răng dài quá, các bác sỹ thú y sẽ yêu cầu phải mài răng thậm chí là cắt bớt, nhưng việc cắt bớt hay mài răng thỏ đều phải có sự trợ giúp của bác sỹ thú y. Đến đây bạn có thể hiểu rõ hơn vì sao khi đi mua thỏ, người bán thường kèm theo cho bạn một chút cỏ yến mạch khô hoặc đồ chơi gỗ – đây là những thứ giúp thỏ có thể mài răng tự nhiên đấy.

Cưng nựng thỏ như thế nào cho đúng?

Như đề cập ở trên, nhiều người cho rằng thỏ dễ nuôi nhưng thực sự nuôi thỏ cảnh khá công phu. Ngoài kỹ thuật chăm sóc kỹ lưỡng, bạn muốn cưng nựng nó cũng phải cần có kỹ thuật, nếu như không muốn những chú thỏ nhỏ xinh sắn sớm lìa xa mình.

Tho nha 1 - Thỏ nhà – những con thú cưng có bộ lông như bông và mắt tròn to như búp bê

Vậy cưng nựng thỏ nhà như thế nào mới được? Trước hết, bạn sẽ được khuyên là không nên túm tai thỏ hay bắt ngang bụng. Việc túm tai thỏ nhà rất dễ khiến chúng vùng vẫy, ảnh hưởng đến xương sống vì xương thỏ khá nhỏ và mềm, vùng vẫy quá mạnh có thể sẽ dẫn đến gãy xương. Còn nếu bạn bắt ngang bụng thỏ, rất dễ ảnh hưởng đến ruột, khiến thỏ bị đau thắt ruột, nghiêm trọng hơn là rối ruột…Cách an toàn nhất để tiếp xúc gần với thỏ nhà là xòe tay, để chúng tự đến và yên vị trên tay bạn, hoặc bạn hớt nhẹ nhàng vừa an toàn, vừa tránh làm thỏ sợ hãi rồi xách nhẹ hai nách thỏ lên.

 

 

 

 

Các loại thú cưng khác

Leave a Comment