Trong tư tưởng của nhiều người, cá chép dường như gắn liền với nguồn thực phẩm dồi dào hơn là hình ảnh những chú cá cảnh thật mướt mắt. Tuy nhiên với những người yêu cá cảnh, thì cá chép lại là một trong những lựa chọn khá thú vị, làm cho bộ sưu tập cá cảnh chim kiểng của mình thêm phong phú với rất nhiều hào hứng.
Có thể nói trong thế giới cá cảnh, cá chép cảnh không phải là một hiện tượng đặc sắc. Loại cá cảnh này khá dung dị và điềm đạm, ở một khía cạnh nào đó tạo cho những người yêu thích cá cảnh một khoảng không đầy trầm tư. Từ màu sắc vây cá, hình dáng, đuôi cá đến cá tính,..cá chép cảnh như một hiện thân của sự khiêm tốn và khá trầm, nó không làm cho tủ cá trong nhà bạn trở nên quá đặc biệt, cũng không làm cho thế giới cá cảnh của bạn đầy biến động, nhưng hơn hết cá chép cảnh sẽ là điểm nhấn nhã nhặn cân bằng những phút sốc nổi của thế giới cá cảnh sôi động, mặt khác lại góp phần tôn tạo những khung hình quá trầm của một bể cá chỉ yên ắng đến nhàm chán với những gợn sóng thật mềm mại đáng yêu.
Tổng quan về cá chép cảnh
Cá chép là loại cá nước ngọt, được cho là có nguồn gốc từ Trung Á nhưng phân bố khá rộng ở cả khu vực Châu Âu, Châu Á và Trung Đông. Đặc điểm của cá chép là rất linh hoạt và dễ thích nghi nên có thể sống trong các môi trường nước ngọt khá đa dạng. Chính vì thế cá chép cảnh cũng có đặc tính linh hoạt và là một trong những loại cá cảnh khá dễ nuôi, còn dễ nuôi hơn cả cá bảy màu.
Cũng như cá vàng, cá chép cảnh thuộc họ Cyprinidae, khi còn nhỏ nó có bộ dạng khá giống cá vàng và được phân biệt với cá vàng bởi cặp râu tại góc miệng. Về đặc điểm hình dáng và cấu trúc, ngoài cặp râu ở bên góc miệng, bạn quan sát kỹ sẽ thấy mắt của cá chép khá nhỏ, môi dày, đuôi chẻ, vảy lớn và dày, xương cá nhỏ.
Về màu sắc, nếu như ở cá chép hoang dã màu vây chủ yếu có màu xanh ô liu chuyển dần sang màu đồng hoặc màu bạc thì cá cảnh lại có màu sắc đa dạng hơn kèm theo hoa văn. Trong màu vây của cá chép cảnh thường thấy có màu trắng, bạc và các hoa văn có màu đen, vàng, đỏ, cam và xanh.
Trong tự nhiên cá chép phát triển đến kích thước khá lớn trung bình khoảng 4-5kg và hiện nay cá chép có trọng lượng lớn nhất được biết đến là ở trọng lượng 10kg. Tuy nhiên với cá chép cảnh thì thường được duy trì ở trọng lượng nhỏ, nhiều nhất là đến trung bình mà thôi. Cá chép cảnh sống được trong môi trường nước đa dạng và có thể tồn tại sinh trưởng ngay cả trong môi trường nước dù có bị ô nhiễm, thế nên việc nuôi cá chép cảnh với nhiều người cũng đỡ vất vả hơn so với các loại cá kén môi trường nước khác.
Về thức ăn, cá chép cảnh ăn tạp. Cá có thể ăn động vật thân mềm nhỏ, giáp xác, ấu trùng và một số loại hạt. Cá chép cảnh cũng tiêu thụ dễ dàng các chất hữu cơ nói chung và không quá kén về thức ăn, cũng như không buộc phải tuân thủ một chế độ ăn nghiêm ngặt như nhiều loại cá cảnh khác.
Cá chép cảnh có đặc tính là hiền, điềm tĩnh, không gây hấn và có thể sống chung với các loại cá khác. Cá chép cảnh cũng rất hiếm khi ăn cá con nhưng ăn trứng cá cũng như ấu trùng. Thế nên môi trường nào có cá đang sinh sản thì hẳn nhiên sẽ dễ bị cá chép cảnh quấy nhiễu.
Phân loại về cá chép cảnh
Đối với cá chép, được cho là có khoảng gần 10 loại khác nhau gồm có các loại như cá chép bạc, cá chép thường, cá chép kính, cá chép mè, cá chép diếc, cá chép lớn hay còn gọi Catla, cá chép mrigal hay cá chép trắng, cá chép trôi hay còn gọi là molitorella Cirrhinus. Tuy nhiên hiện nay trong phân loại cá chép cảnh có 2 loại được nhắc tên thường xuyên, cũng như nuôi phổ biến là Cá chép vàng gọi là goldenfish có tên khoa học là Carassius auratus và cá Koi còn được gọi thông dụng là Cá chép Nhật hay Cá chép vảy rồng. .
Kỹ thuật nuôi cá chép cảnh
Với đặc điểm là cá nước ngọt, linh hoạt trong các môi trường sống, điều kiện nuôi cá chép cảnh không quá phức tạp. Bạn có thể chọn kích cỡ hồ tùy ý dựa trên một số nguyên tắc về kích cỡ của cá, cũng như đặc tính của nó. Nước có thể có độ mặn nhưng không nên quá 6%, hàm lượng oxy trong bể cá khoảng 2,5mg/l, độ pH khoảng 6-7 và nhiệt độ nước có thể từ 20-270 độ C.
Về thức ăn, vì là cá ăn tạp, nên vấn đề thức ăn, kỹ thuật cho ăn khi nuôi cá chép khá đơn giản và không có lưu ý gì đặc biệt. Tuy nhiên tùy từng giai đoạn phát triển của cá từ nhỏ đến trưởng thành, nên áp dụng chế độ ăn và thức ăn phù hợp. Ví dụ như cá chép con, bạn nên cho ăn động vật phiêu sinh hay bo bo, sau đó là trùn chỉ, loăng quăng,…Đến khi cá trưởng thành có thể cho ăn thêm giun, ốc, trai, ấu trùng, cám, bã đậu, thóc lép và các loại thức ăn tổng hợp dạng viên dành cho cá trưởng thành.
Về sinh sản, cá chép cảnh có thể sinh sản quanh năm. Cá đẻ trứng và có tập tính ăn trứng nên bạn nuôi cá trong giai đoạn sinh sản phải chú ý cho thêm lục bình, xơ nilong để giảm thiệt hại về trứng. Cá đẻ trứng dễ dàng hơn trong điều kiện nước mát và sạch, cũng như cần được chăm sóc bằng chế độ ăn tốt trước đó.
Nhìn chung, với cá chép cảnh, với sự dung dị điềm đạm và dễ nuôi, bất cứ ai cũng có thể nuôi được loại cá cảnh này. Không tốn công quá nhiều như các loại cá cảnh khác, cá chép cảnh luôn mang lại cho người nuôi cảm giác dễ chịu và thoải mái vì không phải tuôn giữ quá nhiều kỹ thuật trong chăm sóc và suốt quá trình nuôi cá. Trong tự nhiên dù loài cá chép có mặt trái của nó thường bị đánh giá là một trong những loại cá đóng góp vào sự mất cân bằng sinh thái sông hồ – nơi môi trường mà chúng sinh sống, tuy nhiên ở những góc độ khác, cá chép nói chung và cá chép cảnh nói riêng vẫn luôn là một lựa chọn dễ chịu cùng sự đánh giá đầy thiện cảm với thái độ khá nhẹ nhàng từ những người chơi cá cảnh hay nghiên cứu về nó.