Họ chào mào có thể nói không hẳn là giống chim quý nhưng trong họ chim này có rất nhiều giống chim chào mào được yêu thích bởi những người nuôi chim kiểng. Trong tương lai, người ta đang lo ngại có những loài chim chào mào sẽ biến mất do môi trường sống của chúng bị đe dọa nghiêm trọng.
Giới thiệu chung về họ chào mào
Là họ chim biết hót, dáng vẻ nhỏ nhắn và bộ lông có những đặc trưng rất riêng, các giống chim trong họ chào mào hầu như đều gây thiện cảm nơi bất cứ ai tiếp xúc. Với tên khoa học là Pycnonontidae và thuộc bộ sẻ, họ chào mào có khoảng 149 loài, phân bổ chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Phi. Họ chào mào chủ yếu ăn quả, một số loài sống ở phần ngọn cây, nhưng cũng có một số khác sống ở tầng cây thấp. Đặc biệt, họ chào mào đẻ đến 5 trứng, trứng có màu hồng tía và do chim mái ấp.
Trong họ chào mào, bộ lông của chúng đa phần có màu chính là đen hoặc nâu ô liu, nhưng một số loài có màu sắc khá ấn tượng với huyệt, má, họng, lông mày màu vàng hoặc cam hoặc đỏ. Có rất nhiều loài có mào trông thật ấn tượng, nhìn là có thể phân biệt được ngay chúng thuộc họ chào mào.
Giới thiệu chung về chào mào
Họ chào mào tuy có gần 150 loài, song không phải loài nào cũng được dân nuôi chim kiểng chọn và nuôi nấng vì các loài phân bổ ở rất nhiều nơi trên thế giới. Trong họ chào mào, cái tên phổ biến nhất được nhắc đến trong nuôi chim kiểng là chào mào có tên khoa học là Pycnonotus jocosus, phân bố nhiều nhất ở Châu Á.
Chào mào được cho là có 9 loài gồm pynnonotus jocosus jocosus tập trung ở phía đông nam Trung Quốc và Hồng Kông, pynnonotus jocosus fuscicaudatus; pynnonotus jocosus abuensis; pynnonotus jocosus pyrrhotis; pynnonotus jocosus emeria tập trung ở Ấn Độ, pynnonotus jocosus whistleri phân bổ ở các quần đảo Andaman, pynnonotus jocosus monticola tập trung ở Himalaya; Tây Tạng; Myamar và Trung Quốc, pynnonotus jocosus Pattani tập trung ở Myamar; Thái Lan; bắc Malaysia; Lào và Nam Đông Dương, pynnonotus jocosus hainanensis tập trung ở Việt Nam và nam Trung Quốc.
Dù trông đơn giản về hình thể nhưng khó phân biệt loài và giống, cái tên chào mào cũng khiến cho người ta cảm giác như chào mào có một hành trình lưu lạc khá dài khắp các châu lục và các quốc gia trên thế giới. Gọi chung chào mào là pynnonotus jocosus nhưng tiếng Anh nó có tên là red-whiskered, người Pháp họi chúng là Bulbul orphee, ở Đức là Rotohrbulbul, ở Tây Ban Nha là Bulbul Orfeo, còn ở Việt Nam chào mào dù được gọi chung bằng chào mào, nhưng tùy vào màu lông và nhiều đặc điểm đặc trưng giống loài, người ta gọi bằng nhiều tên khác nhau khá phong phú như Chóp mào, Hoàng hoạch mồng, chóp mũ đỏ, đít đỏ,…
Để phân biệt các loài chào mào người ta thường dựa vào hình dạng yếm, độ đậm nhạt dày mỏng của miếng vá, màu sắc trên lưng, phần trắng của lông đuôi, gốc mũ ở đỉnh đầu chim thưa hay dày và kích thước hình thể. Tuy vậy, chào mào vốn rất khó để phân biệt, ngay cả đến việc phân biệt con trống con mái cũng phải dựa vào rất nhiều yếu tố, cho nên thường vấn đề phân biệt chào mào chỉ dành cho những người thực sự yêu thích và nghiên cứu về nó, còn lại những người chơi chim kiểng bình thường không tập trung quá nhiều vào việc phân loại hay xác định loài, ngoại trừ việc chọn lựa cho mình những chú chim chào mào có màu sắc lông mình yêu thích và có giọng hay.
Với dáng vẻ nhỏ nhắn thiện cảm, siêng hót và giọng khá trong trẻo, chào mào vì thế hầu như được mọi người yêu thích chim kiểng trên thế giới chọn nuôi. Trong quá trình nuôi, người ta có thể bắt gặp chim hót suốt ngày, hay bung cánh và nhảy nhót khá thích mắt. Cũng chính vì những đặc điểm này, tại Việt Nam đã từng dấy lên những làn sóng nuôi chim chào mào mạnh mẽ. Hiện nay phong trào nuôi chim chào mào có vẻ tạm lắng, song nhiều người yêu chim kiểng và thích thú với chào mào hầu như đều sở hữu ít nhất vài con, trong bộ sưu tập chim kiểng phong phú của mình.