Với những người yêu thú cưng, nói đến việc nuôi cu li có lẽ sẽ để lại rất nhiều câu hỏi thú vị. Bất cứ ai chạy theo phong trào nuôi thú cưng thích những cái tên đẹp và độc đáo như rùa sao, thỏ sư tử, cá la hán,…chắc chắn sẽ lắc đầu nguầy nguậy nếu có đề nghị nên nuôi một con cu li.
Dù vậy, thực tế là dẫu cho bạn nằm trong danh sách những người từng lắc đầu khi được đề nghị nuôi cu li, nếu như có dịp quan sát hay để một chú cù lần mê ngủ nằm gọn trong tay mình, hẳn nhiên bạn sẽ quyết định phải có ngay một chú cu li để nuôi. Tuy nhiên, để sở hữu một chú cu li không phải chuyện dễ đùa, bởi so với cái tên có chút tầm thường, bản chất và vị thế của cu li lại trái ngược hoàn toàn.
1. Tổng quan về cu li
Cái tên cu li thực sự không có cảm tình lắm, ngay cả những cái tên khác của chúng cũng không dễ có thiện cảm nào là cù lần, là khỉ gió, là con xấu hổ…Những cái tên này đều khá bình dân bỗ bã đến khiến bạn phải bật cười hay phải suy nghĩ. Nhưng như đã nói ở trên, cái tên và giống loài, bản chất,..của nó lại như hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau.
Cu li thuộc họ cu li có pháp danh khoa học Lorisidae, gồm nhiều chi. Cu li là động vật bậc cao khá đa dạng về loài, trong đó những con cù lần được nuôi như vật cưng đa phần là cù lần nhỏ thuộc chi Nycticebus.
Cu li được phân bố nhiều ở Đông Nam Á, ở các nước có rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn như Indonesia, Myamar, Singapore, Campuchia và Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay chúng được liệt vào danh sách những động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, nên đều nằm trong dạng được bảo tồn và bị nghiêm cấm khai thác hay sử dụng bì mục đích thương mại. Bởi thế, cũng không dễ dàng để có được những chú cu li để nuôi nấng. Và nếu bạn có cơ hội để nuôi nấng chúng, thì phải xem đó là cơ duyên.
Tuy nằm trong số những quốc gia có cù lần sinh sống, nhưng tại Việt Nam tỉ lệ nuôi cu li không cao. Hiện thị trường thú cưng cũng có xuất hiện nhiều cu li được mang về từ các nước bạn, song phong trào nuôi cu li ở nước ta không phổ biến như Indonisia, Myamar và Nhật Bản.
2. Đặc điểm của Cu li
Về đặc điểm bên ngoài, cu li cũng đa dạng về kích cỡ vì tùy theo chi, theo loài, nhưng cù lần được nuôi như vật nuôi thường có chiều dài khoảng gần 20cm đến 40cm và nặng từ 300gr đến hơn 2kg. Cu li đầu tròn, mắt rất to màu nâu và mõm thì hẹp, thân dài trông khá ngộ nghĩnh. Chúng có bộ lông dài và lông cũng có hoa văn màu sắc khác nhau tùy theo loài. Điểm lưu ý là tay và chân của cu li dài gần bằng nhau, tiến hóa, giúp chúng có thể nắm bắt các nhánh cây một cách chính xác và lâu như đặc điểm chung của loài linh trưởng.
Cu li có khi sống đơn độc, cũng có khi sống theo bầy và giao tiếp bằng mùi hương. Cu li là động vật ăn tạp, thức ăn của chúng đa dạng có côn trùng, chim nhỏ, bò sát, trứng, trái cây, nhựa cây, một số loài thực vật, mật hoa,…Với sự tiến hóa ở tay, cu li có thể vừa treo ngược mình trên cành cây, vừa dùng hai tay để cầm nắm thức ăn để ăn. Cu li có đặc tình là hiền, nhút nhát, không gây hấn, ngủ ngày và hoạt động vào ban đêm. Cu li sinh sản vào những tháng cuối năm và tuổi thọ trung bình của chúng trên 10 năm.
3. Kỹ thuật nuôi cu li
Cu li ăn tạp và dễ tính nên khá dễ nuôi. Trong quá trình nuôi cu li, không có đòi hỏi đặc biệt nào về kỹ thuật nuôi và chăm sóc ngoài việc bảo đảm vệ sinh sạch sẽ lồng ở để tuổi thọ của cù lần được kéo dài. Chuồng ở cho cu li thường rất đa dạng, không bắt buộc về kích cỡ hay quy cách nhưng luôn luôn có vài cành cây để chúng leo trèo.
Thức ăn của cu li khá đa dạng phong phú, nên người nuôi có thể cho cu li ăn rau, củ, quả, côn trùng,…Đặc biệt có thể thường xuyên cho cu li ăn các thực phẩm yêu thích như chuối, bắp, sắn non. Điều lưu ý khá quan trọng là không cho cù lần uống nước vì trong môi trường tự nhiên chúng chỉ ăn mật hoa và nhựa cây.
Cu li vì có bản tính nhút nhát nên không nên vồn vã với chúng mà nhẹ nhàng tiếp cận để chúng quen dần. Những hành động tiếp cận mang tính ép buộc đều khiến cu li sợ hãi và nếu quá đột ngột hay quá mạnh đều có thể khiến cu li chết.